Khi nhắc đến Bình Phước đâu chỉ có riêng cao su, mà người ta còn nhớ đến món đặc sản hạt điều rang muối Bình Phước. Đặc sản Bình Phước không xa hoa cầu kỳ nhưng lại khiến bạn không thể quên mỗi khi nhắc đến Bình Phước. Những món đặc sản này mang một nét gì đó đặc trưng riêng của núi rừng khiến bạn nao lòng, một khi đã thưởng thức là nhớ mãi.

Bình Phước nổi tiếng nổi tiếng với 3 mặt hàng nông sản tiêu – điều – cao su. Cả 3 mặt hàng đều có giá trị cao trong nước và cả xuất khẩu ra nước ngoài.

đặc sản Bình Phước bao gồm:

1. Đặc sản Bình Phước – hạt điều rang muối

Điều đầu tiên khi nói đến đặc sản Bình Phước là người ta nghĩ ngay đến món hạt điều rang muối Bình Phước được đánh giá thơm ngon hơn hẳn so với hạt điều của các vùng khác và của các bạn nước ngoài nữa.

Hạt điều Bình Phước chủ yếu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài.

Hạt điều rang muối đã quá quen thuộc bạn cũng đã biết cả rồi, nhưng gỏi hạt điều bạn đã biết chưa? Hạt điều làm gỏi rất ngon, làm bánh cũng tuyệt không kém, và trái điều làm gỏi ngon cũng chẳng thua hạt điều làm gỏi.

Đặc sản Bình Phước - bạn đã biết hết chưa?

Đặc sản Bình Phước – Hạt điều rang muối Bình Phước

2. Gỏi hạt điều

Nguyên liệu của món gỏi hạt điều gồm: hạt điều đã bóc sạch vỏ lụa, tôm, cà rốt, dưa leo, cần tàu, ớt và các gia vị.

Dưa leo thái sợi cùng với đó là cà rốt, ớt. Cắt khúc cần tàu. Tôm lột vỏ luộc sơ. Trộn đều ớt sừng, cà rốt, dưa leo, cần tàu, tôm, với nước mắm pha để trộn gỏi, cho hạt điều vào là có thể thưởng thức.

Gỏi trái điều cũng tương tự như thế, nhưng trái điều cần được vắt bớt nước cho ráo, trái điều rất mọng nước, quả điều có vị chua chua ngọt ngọt hơi chát chát đặc trưng trộn kèm với nước mắm chua ngọt vị cay thì càng tuyệt.

3. Bánh hạt điều

Nguyên liệu: hạt điều đã bóc sạch vỏ lụa, bột nổi, bột quế, trứng gà, đường, bột mì, một chút dầu ăn.

Rửa sạch hạt điều, để ráo. Bột mì, bột nổi, bột quế cho trộn đều với nhau. Cho bơ và đường vào máy đánh tơi thành kem, sau đó cho trứng với dầu ăn vào đánh chung. Tiếp theo cho hỗn hợp bột vào trộn đều và cuối cùng cho hạt điều vào trộn đều và nướng trong lò ở nhiệt độ khoảng 1500 – 2000 độ C. Bánh chín có màu vàng bắt mắt, hương thơm và vị giòn tan của hạt điều và bột quế.

4. Cơm lam

Đặc sản Bình Phước - bạn đã biết hết chưa?

Cơm lam – một trong những món ăn đặc sản Bình Phước

Cơm lam là gạo được nướng chín trong ống tre tươi trên lửa củi. Bạn có thể hình dung việc nấu cơm lam như nướng bắp vậy, bạn phải xoay đều ống tre cho cơm chín đều mất khoảng 1 tiếng.  Cơm lam chín có màu lam lam từ việc nấu trong ống tre tươi, dậy lên mùi thơm đặc trưng của tre. Cơm lam ăn ngon nhất là với muối mè.

5. Ve sầu sữa chiên giòn

Vừa nghe qua có vẽ bạn sẽ sợ, nhưng phải nói là rất ngon bạn ạ. Món này ít phổ biến và rất hiếm, vì mùa hè mới có ve sầu và muốn làm được đĩa ve sầu sữa chiên giòn cũng thật kỳ công.

Ve sầu chủ yếu đậu vào cây ca hát gọi hè suốt đêm ngày, vào khoảng cuối ngày chúng sẽ lột xác đồng loạt và những chú ve vừa lột xác đó là những chú ve sữa. Mình phải “săn” ve sầu về sơ chế sạch sẽ và cho lên chảo dầu chiên giòn rưới nước mắm ớt tỏi, ăn là ghiền.

6. Heo tộc (heo thả rong, heo rừng)

Là giống heo rừng đa số là giống heo của đồng bào, được nuôi bằng cách thả rong để chúng tự kiếm ăn, heo này rất chậm lớn. Nhưng thịt heo này dai, ngon và ngọt, hầu như không có mỡ. Chứ không như thịt heo nuôi được bày bán ở chợ. Thịt heo này được chế biến thành nhiều món rất ngon: nào là dã cầy, nào là nướng, hấp gừng… ăn với rau sống, chuối chát, khế chua, nước chấm là khỏi bàn.

7. Đọt mây nướng

Đặc sản Bình Phước - bạn đã biết hết chưa?

Đặc sản Bình PhướcĐọt mây nướng trên bếp than hồng chấm với muối hột giã ớt là "đúng bài"

Đây là món ăn phổ biến của đồng bào S’tiêng tại Bình Phước. Đọt mây là thân dây leo sống ở rừng, được hái về nướng trên bếp than hồng sẽ có vị ngọt bùi bùi béo béo và hậu vị the the đắng của đọt mây. Không chỉ là món ăn độc lạ mà đọt mây còn rất tốt trong việc trị đầy hơi, chướng bụng, và giải độc rượu rất hiệu quả.

8. Lá nhíp của người S’tiêng

Lá nhíp non có màu đỏ phớt cuống lá màu xanh, dùng để nấu canh thụt của người đồng bào S’tiêng. Khi nấu chín rất dẻo có vị ngọt và bùi. Không chỉ thơm ngon lá nhíp còn cung cấp năng lượng và hồi phục sức khỏe. Ngày nay, lá nhíp còn được dùng để xào thịt bò, lòng gà, nấu lẩu, nấu canh… (lá nhíp là một ăn khoái khẩu của tê tê).

9. Canh thụt

Bao gồm nhiều loại rau rừng như: lá nhíp, lạc tiên, măng rừng, cà pháo, đọt mây…, cộng thêm cá trắng, cua, tép, ốc đá… bỏ chung vào trong ống tre để nấu. Khi canh sôi, dùng đũa to làm bằng tre thụt nhuyễn những thứ này thành một hỗn hợp sền sệt như súp. Đây là món ăn đặc biệt chỉ có đồng bào S’tiêng nấu mới ngon.

10. Rượu cần

Rượu cần là phương tiện để người S’tiêng gần gũi hòa nhập trao đổi với nhau. Không chỉ đơn thuần là một thức uống, rượu cần còn gắn chặt đời sống văn hóa, tâm linh tín ngưỡng và không thể thiếu không thể thiếu trong các lễ hội.

Bạn đã ăn món đặc sản Bình Phước nào rồi?

>>>>>>> Hạt điều rang muối Bình Phước – đặc sản được đánh giá là ngon nhất – tại sao?